Chung cư giá rẻ Hà Nội | Chung cư mini đủ đồ 300tr/căn - Ở ngay

Dự án chung cư đại hạ giá vẫn ế khách vì tiền sử "sa lầy"

Trên thị trường bất động sản hiện nay, hàng loạt dự án chung cư chào bán với mức giá rẻ "không tưởng", cắt lỗ sâu nhưng vẫn vắng bóng người mua. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền sử "nhuốm bệnh" của dự án.

Dự án chung cư đại hạ giá vẫn ế khách vì tiền sử sa lầy
Dự án dở dang khiến khách hàng khổ lây
Trên thị trường, khách hàng cũng như người quan tâm không lạ gì với những thông tin chủ đầu tư rao bán lại dự án cùng mức giá "cực rẻ", chủ đầu tư cũ chấp nhận lỗ lớn. Do áp lực đáo hạn trả nợ ngân hàng, một dự án căn hộ chung cư thuộc địa phân trung tâm T.HCM đang rao bán với mức giá 60 tỷ đồng, có thể thương lượng thêm. Mức giá đõ đã bao gồm phí sử dụng đất, tiền đầu tư hạ tầng, ép cọc làm móng, giấy phép xây dựng...

Theo đại diện đơn vị môi giới cho biết: Do áp lực trả nợ ngân hàng buộc chủ đầu tư dự án phải rao bán lại với số tiền lỗ ít nhất 30% của dự án. Vì cần tiền gấp nên dự án rao bán với mức giá đó nhưng vẫn có thể thương lượng thêm. Mặc dù mua lại dự án xong bán lẻ sẽ có lãi rất lớn nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều lắc đầu do tính rủi ro về pháp lý của dự án.

Không chỉ các chủ đầu tư các dự án lớn đang gặp khó mà những nhà đầu tư nhỏ lẻ 2-3 căn hộ cũng đang bị "sa lầy". Chị Oanh - chủ căn hộ tầng 16 thuộc một dự án cao cấp trong trung tâm thành phố cho biết: "Tôi đầu tư căn hộ này trước kia với mức giá 1.200$/m2, nay dự án dang dở, chủ đầu tư bán tháo nên tôi là khách hàng cũng phải hạ giá để bán được căn hộ. Mức giá nhờ môi giới bán hiện nay chỉ 10-11 triệu/m2 những cũng không có khách hỏi, không biết bao giờ mới thu được tiền về".- Chị than thở.

Anh Hoàng Anh cũng gặp phải trường hợp tương tự khi anh quyết định mua căn hộ ở dự án ạn Hưng Phát Apartment trên đường Tạ Quang Bửu, quận 8 với mức giá 2.3 tỷ đồng. Nay anh đang rao bán lại căn hộ với giá cắt lỗ chỉ còn 1.2 tỷ đồng nhưng không có ai mua bởi tiền sử dự án đã đình trệ 5 năm khiến người mua nhà không dám xuống tiền vì lo ngại rủi ro.

Theo ý kiến của ông Hoàng Mình - một chuyên gia lâu năm trong ngành BĐS cho biết: Để tháo chạy khỏi thị trường không hề đơn giản. Với những dự án đã có tiền sử "sa lầy" thì lại càng khó. Các nhà đầu tư cần nhìn lại một cách khách quan, xác định nguyên nhân cụ thể để tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.

Ông cho biết thêm: Trước hết, chủ đầu tư cần xem xét xem nguyên nhân khiến cho dự án "chết lâm sàng" là do đâu, do thiếu vốn, khách hàng không đóng tiền hay chủ đầu tư dùng đòn bẩy tài chính và lãi suất ăn hết vốn?

Tiếp theo là xác định cơ hội sống sót của dự án, đưa dự án trở lại nằm trong phân khúc nào, kiến trúc có phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay, dòng tiền còn lại có đủ để hoàn thiện hay phải bù lỗ?

Thứ ba là xác định mức độ chịu lỗ của các bên tham gia. Chủ đầu tư tất nhiên phải chịu lỗ, nhưng chính khách hàng cũng phải cam kết tiếp tục đóng tiền thì dự án mới đảm bảo tài chính để hoàn thiện.

Và cuối cùng là phải nhờ ngân hàng trung gian giám sát dòng tiền để đảm bảo chi tiêu hiệu quả, không gặp phải sai lầm một lần nữa.

Còn theo nhận định của ông Mình Quang - Giám đốc Công ty Địa Ốc Quang Đạt cho biết: Quy luật lên xuống là quy luật tất yếu của thị trường. Đã tham gia thì phải chấp nhận và quan trọng là phải chuẩn bị trước các phương án ứng phó kịp thời. Lúc giá BĐS tăng thì ca khúc ca khải hoàn, nhưng giá rớt thì nhiều đơn vị lúng túng, nhiều nhà đầu tư phải "ra đảo". Đáng nhẽ cuộc tháo chạy phải sảy ra từ cách đây vài năm, nhưng chủ đầu tư vẫn "ôm khư khư" dự án nên mới xảy ra tình trạng này khiến khách hàng khổ lây.

Ông nhấn mạnh: Khách hàng có ý định mua căn hộ chung cư cần phải tỉnh táo và có cái nhìn khách quan. Còn về phía chủ đầu tư, nếu cảm thấy không còn đủ năng lực nên có phương án giải quyết kịp thời và cuối cùng là buông dự án, để cho đơn vị khác có năng lực tốt hơn thế chỗ để quyền lợi của khách mua nhà được đảm bảo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
DMCA.com Protection Status