Một số chính sách BĐS có hiệu lực tháng 12/2015
Quý độc giả báo "Chungcuhanoiland.com" lưu ý những chính sách BĐS mới có hiệu lực từ tháng 12/2015 này.
Cưỡng chế chủ đầu tư trả phí bảo trì cho cư dân
Từ ngày 10/12/2015, Nghị định 99 có hiệu lực, đang chú ý Nghị định đề cập đến trường hợp đến hạn nhưng chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì cho BQL tòa nhà thì UBND tỉnh có quyền cưỡng chế, thu hồi kinh phí và bàn giao lại cho cư dân.
Biện pháp cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì gồm việc chuyển giao kinh phí bảo trì từ tài khoản đã lập hoặc chuyển từ tài khoản khác của chủ đầu tư sang tài khoản của Ban quản trị tòa nhà. Thời gian thực hiện cưỡng chế trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành QĐ cưỡng chế. Kinh phí bàn giao lại bao gồm cả gốc lẫn lãi theo số liệu mà hai bên thống nhất.
Vay 80% giá trị hợp đồng khi mua nhà ở xã hội
Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có hiệu lực từ ngày 10/12/2105 quy định rõ trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ được vay vốn tối đa 80% giá trị hợp đồng. Các trường hợp khác như vay để sửa nhà, mua căn hộ thương mại giá rẻ... chỉ được vay tối đa 70% giá trị tài sản.
Trong đó, lãi suất ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách do Thủ tường Chính phủ quyết định theo đề nghi của HĐQT theo từng thời kì, còn lãi suất tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác do Thủ tướng CP quyết định theo đề nghị của NHNN theo từng thời kì.
Hộ tái định cư được mua thêm căn hộ
Theo đó tại Nghị định 101 về cải tạo, xây dựng lại chung cư có hiệu lực từ 10/12/2015 có quy định chủ hộ tại khu chung cư bị xây dựng lại có từ 2 hộ khẩu trở lên được phép mua 2 căn hộ tại cùng địa điểm tái định cư theo giá kinh doanh do hai bên thỏa thuận với nhau.
Ngoài ra Nghị định còn đề cập đến việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ phải tiến hành đồng loạt theo dự án chứ không thực hiện đơn lẻ theo từng nhà, trừ trường hợp chung cư độc lập. Việc cải tạo, xây mới phù hợp với quy hoạch khu vực do cơ quan có thẩm phê duyệt.
Doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư BĐS, CK.
Tại nghị định 91/2015 có hiệu lực từ ngày 1/12/2015 quy định rõ Doanh nghiệp Nhà nước được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý để đầu tư ra các lĩnh vực bên ngoài nhưng không được đầu tư vào lĩnh vực BĐS, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm... Trừ trường hợp đặc biệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.
Trường hợp các DNNN đã đầu tư vào các lĩnh vực trên trước khi Nghị định có hiệu lực thì phải cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư trước đó.
Từ đầu tháng 12/2015, hàng loạt Nghị định mới có hiệu lực |
Từ ngày 10/12/2015, Nghị định 99 có hiệu lực, đang chú ý Nghị định đề cập đến trường hợp đến hạn nhưng chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì cho BQL tòa nhà thì UBND tỉnh có quyền cưỡng chế, thu hồi kinh phí và bàn giao lại cho cư dân.
Biện pháp cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì gồm việc chuyển giao kinh phí bảo trì từ tài khoản đã lập hoặc chuyển từ tài khoản khác của chủ đầu tư sang tài khoản của Ban quản trị tòa nhà. Thời gian thực hiện cưỡng chế trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành QĐ cưỡng chế. Kinh phí bàn giao lại bao gồm cả gốc lẫn lãi theo số liệu mà hai bên thống nhất.
Vay 80% giá trị hợp đồng khi mua nhà ở xã hội
Nghị định 100 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có hiệu lực từ ngày 10/12/2105 quy định rõ trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội sẽ được vay vốn tối đa 80% giá trị hợp đồng. Các trường hợp khác như vay để sửa nhà, mua căn hộ thương mại giá rẻ... chỉ được vay tối đa 70% giá trị tài sản.
Trong đó, lãi suất ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách do Thủ tường Chính phủ quyết định theo đề nghi của HĐQT theo từng thời kì, còn lãi suất tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác do Thủ tướng CP quyết định theo đề nghị của NHNN theo từng thời kì.
Hộ tái định cư được mua thêm căn hộ
Theo đó tại Nghị định 101 về cải tạo, xây dựng lại chung cư có hiệu lực từ 10/12/2015 có quy định chủ hộ tại khu chung cư bị xây dựng lại có từ 2 hộ khẩu trở lên được phép mua 2 căn hộ tại cùng địa điểm tái định cư theo giá kinh doanh do hai bên thỏa thuận với nhau.
Ngoài ra Nghị định còn đề cập đến việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ phải tiến hành đồng loạt theo dự án chứ không thực hiện đơn lẻ theo từng nhà, trừ trường hợp chung cư độc lập. Việc cải tạo, xây mới phù hợp với quy hoạch khu vực do cơ quan có thẩm phê duyệt.
Doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư BĐS, CK.
Tại nghị định 91/2015 có hiệu lực từ ngày 1/12/2015 quy định rõ Doanh nghiệp Nhà nước được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý để đầu tư ra các lĩnh vực bên ngoài nhưng không được đầu tư vào lĩnh vực BĐS, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm... Trừ trường hợp đặc biệt theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ.
Trường hợp các DNNN đã đầu tư vào các lĩnh vực trên trước khi Nghị định có hiệu lực thì phải cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư trước đó.