Chung cư giá rẻ Hà Nội | Chung cư mini đủ đồ 300tr/căn - Ở ngay

Thị trường BĐS phát triển không đồng đều

Thị trường BĐS Việt Nam đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ bởi ảnh hưởng tích cực của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô cả trong và ngoài nước. 

Thị trường BĐS phát triển không đồng đều
Thị trường BĐS Việt Nam đang phát triển không đồng đều
Tuy nhiên, trên thực tế sự phát triển đó đang gặp phải một vấn đề đó là phát triển không đồng đều. Phân khúc cao cấp đang bùng nổ và phát triển rất mạnh, còn ngược lại phân khúc giá rẻ, nhà ở bình dân dành cho người thu nhập thấp thì lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Đơn cử như tại thị trường TP.HCM, chỉ với 3 dự án cao cấp Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh), Masteri Thảo Điền và Sala (khu Đông) đã cho ra thị trường khoảng 20.000 căn hộ cao cấp, nhưng số lượng căn hộ giành cho người mua nhà có thu nhập trung bình và thấp thì lại rất ít, không đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người lao động.

Ngoài ra, trong vòng 3 năm trở lại đây, dòng vốn FDI đang dần có xu hướng chuyển sang lĩnh vực BĐS và chủ yếu chảy vào phân khúc BĐS cao cấp, điều này cho thấy sự lệch pha trong việc phát triển của từng phân khúc trên thị trường BĐS. Theo dự báo của HoREA, trong khoảng thời gian nửa cuối 2015 đến năm 2017 nguồn cung căn hộ tại TP.HCM sẽ đón nhận thêm khoảng 59.200 căn hộ của 90 dự án hiện có và các dự án sắp triển khai trong thời gian tới, trong số đó phần lớn là các dự án cao cấp.

Một chuyên gia phân tích đã chỉ ra nguyên nhân của việc phát triển không đồng đều giữa các phân khúc: "Tính cạnh tranh của thị trường BĐS tại Việt Nam hiện còn thấp, nhất là đối với thị trường sơ cấp. Bên cạnh đó, cơ chế đấu giá đất, đấu thầu dự án và lựa chọn chủ đầu tư còn nhiều bất cập, thiếu sự giám sát của cơ quan quản lý. Từ đó tạo ra việc cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút vốn vào lĩnh vực BĐS tại các đieạ phương có tiềm năng."

Còn theo ý kiến của ông Marc Towsend, Tổng Giám đốc công ty TNHH CBRE Việt Nam cho biết: "Vấn đề cần lo lắng nhất ở đây đó là các chủ đầu tư đang dần quay lưng với nhà ở xã hội. Chính phủ Việt Nam cần có cơ chế thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi để mua nhà giá rẻ."

Trả lời về vấn đề liệu "bong bóng" BĐS một lần nữa có thể xảy ra bởi sự phát triển được cho là khá nóng của phân khúc BĐS cao cấp trong thời gian qua, đại diện HoREA cho rằng: Bong bóng BĐS chỉ xảy ra khi nền kinh tế phát triển quá nóng, chính sách tín dụng bị buông lỏng, đầu cơ xuất hiện phổ biến trên thị trường tạo các đợt sốt ảo, đẩy giá lên quá cao so với thực tế và thiếu sự quản lý cũng như can thiệp của Nhà nước vào thị trường BĐS.

Còn đối với phân khúc BĐS cao cấp phát triển khá nóng trong thời gian vừa qua chỉ mang tính cục bộ tại một vài dự án có vị trí đẹp, chủ đầu tư uy tín và một phần do ảnh hưởng từ việc Luật kinh doanh BĐS cho phép người nước ngoài có quyền sở hữu BĐS tại Việt Nam. Do đó, theo nhận định của đơn vị này thì "bong bóng" BĐS chưa có nguy cơ xảy ra trên thị trường BĐS Việt Nam trong năm 2015 và sang năm tới 2016.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
DMCA.com Protection Status