Chung cư giá rẻ Hà Nội | Chung cư mini đủ đồ 300tr/căn - Ở ngay

Cho phép mua bán chung cư tái định cư: Nên hay không?

Trên thị trường BĐS hiện nay, việc mua bán suất tái định cư diễn ra khắp nơi và phổ biến nhưng theo quy định hiện hành thì phải sau một thời gian nhất định, suất tái định cư mới được phép chuyển nhượng.

Chung cư tái định cư đang tồn tại nhiều bất cập
Lách luật mua bán
 
Thấy giao dịch mua bán tại khu chung cư tái định cư A thuộc địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội khá nhộn nhịp, nhóm phóng viên báo "Chungcuhanoiland.com" chúng tôi đã có một buổi đến thăm quan và làm việc trực tiếp. Trên thực tế, số hộ dân về ở tại tòa nhà chiếm chưa đến một nửa tổng số căn hộ, còn lại những căn hộ khác đều thấy biển treo bán lại hoặc cho thuê với giá rẻ.

Liên lạc với bác Nga - chủ căn hộ 901 thuộc tòa nhà, bác cho biết: Do vị trí quá xa so với chỗ ở hiện tại, nhà chỉ có 2 ông bà già cũng có nhà ở tạm trên này rồi cộng với việc phải đóng thêm khoản tiền 300 triệu nữa nên gia đình tôi mới quyết định bán lại căn hộ đó.

Phỏng vấn một hộ dân ở tầng trệt tòa nhà, bác Bình chủ căn hộ 105 chia sẻ: Gia đình ông được cấp 2 căn tái định cư ở đây do gia đình đông thành viên và diện tích ngôi nhà được giải tỏa khá lớn. Ông cho biết, số hộ dân về đây ở khá ít và chủ yếu đã sang nhượng cho người khác. Giá bán một căn hộ khoảng trên dưới 1 tỷ, khách hàng chỉ việc thanh toán một phần nhỏ, phần còn lại có thể trả góp theo thời hạn của Nhà nước quy định.

Chị Liên mới dọn về ở một căn hộ trên tầng 5 chia sẻ: Vợ chồng mình đã quyết định mua căn hộ này dưới dạng ủy quyền mua bán, diện tích 50m2 thiết kế 2PN công với giá chênh vào thì giá bán ở mức hơn 20 triệu đồng/m2, tính ra mua chung cư tái định cư còn ít rủi ro hơn so với mua căn hộ thuộc dự án đang xây dựng hay chung cư mini. Chủ nhà không có nhu cầu ở bán lại cho người có nhu cầu với mức giá thỏa thuận giữa 2 bên, khi hai bên cùng thấy thỏa đang thì giao dịch diễn ra là điều hết sức bình thường và hiển nhiên.

Rủi ro xảy ra đối với người mua

Quy định hiện hành không cho phép mua bán suất tái định cư ngay khi mới bàn giao cho dân nhưng việc mua bán vẫn diễn ra công khai và rầm rộ và chủ yếu theo hình thức mà người ta vẫn hay gọi là mua bán "chui" hoặc lách luật.

Một tin rao bán suất tái định cư trên mạng khá thu hút: "Chủ nhà cần bán lại căn hộ tái định cư diện tích 56m2 quận A, vị trí trung tâm, giao thông thuận tiện, giá bán chỉ 1.2 tỷ, trả trước 600 triệu nhận nhà ở ngay, mua bán đảm bảo."

Trên thực tế, khách mua lại suất tái định cư sẽ gặp phải rủi ro rất lớn bởi mua bán hiểu đơn thuần là giấy viết tay với nhau dưới dạng hợp đồng ủy quyền. Chủ nhà sẽ ở một nơi khác rất khó tìm hoặc có thể mất liên lạc, đến khi ra sổ rồi tiến hành sang tên rất khó khăn hoặc chủ nhà "trở mặt" đòi một khoản tiền lớn mới đồng ý sang tên. Hay việc mua bán ủy quyền, người mua đồng ý ủy quyền thì hoàn toàn có thể hủy bỏ ủy quyền do giá bán căn hộ tăng nên cảm thấy bị "hớ" và đồng ý phạt do vi phạm hợp đồng nhưng số tiền nhận của người mua đã tiêu hết và hiện chưa có tiền để trả, việc đòi lại số tiền đã đặt mua căn hộ lúc này rất khó khăn...

Chính vì thế, người dân chọn mua căn hộ loại này theo lời khuyên của chuyên gia BĐS thì nên tìm đến văn phòng luật sư uy tín để được tư vấn chi tiết cũng như cách thỏa thuận mua bán cụ thể với chủ nhà thế nào để không bị lừa hay hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

Tôn trọng quyền sở hữu

Vừa qua, HORE đã có văn bản kiến nghị lên Bộ Xây Dựng cho rằng chủ sở hữu nhà ở tái định cư được quyền định đoạt đối với tài sản của họ như mua bán, sang nhượng. Điều này vừa tôn trọng quyền lợi của chủ sở hữu nhà ở tái định cư, vừa giúp thị trường được minh bạch hơn.

Tuy nhiên, theo Luật nhà ở năm 2014, người sở hữu căn hộ tái định cư cũng có quyền định đoạt đối với căn hộ của mình. Suất nhà tái định cư cũng là “quyền tài sản” của người dân, do vậy, họ cũng phải được quyền định đoạt.

Theo Luật sư Trương Thanh Huyền - VP Luật sư Thanh Huyền cho rằng kiến nghị của Horea là cần thiết và hợp lý. Đã cấp cho người dân nhà ở thì cũng nên cho họ quyền mua bán, chuyển nhượng. Còn nếu vẫn để xảy ra tình trạng mua bán "chui" như hiện nay thì cả người mua lẫn người bán đều bị thiệt thòi.

Chủ chương của Nhà nước đó là không muốn người dân thuộc diện giải tỏa không có nhà ở nhưng trên thực tế đây là tải sản của người dân nên họ phải có quyền và có trách nhiệm với tài sản của mình. Nhà nước không nên lo lắng quá nhiều về vấn đề này.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
DMCA.com Protection Status