"Sốt ảo" liệu có còn xảy ra trên thị trường bất động sản
Càng về cuối năm, các chủ đầu tư bất động sản đua nhau tung ra các chương trình khuyễn mãi, chiết khấu cao... để tăng thanh khoản dự án, giảm hàng tồn kho.
Thanh khoản của dự án tăng dịp cuối năm |
Khách mua nhà chiếm ưu thế
Khác với thời điểm cách đây vài năm, khi mà người mua nhà phải tranh nhau để xuống tiền đặt chỗ, cò môi giới cũng như các nhà đầu tư lướt sóng nhảy vào khiến cho giá bán bị đảo lộn... Thì nay, việc giảm giá bán để tăng thanh khoản là cách thức phổ biến mà các chủ đầu tư áp dụng để giảm hàng tồn kho. Ngoài ra còn phải đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng và công khai về mặt hồ sơ pháp lý... có như vậy mới có thể bán được nhà.
Không ít dự án chung cư tại Hà Nội xây dựng vượt tiến độ như dự án Kim Văn - Kim Lũ, VP6 Linh Đàm của ông Lê Thanh Thản trung bình khoảng 1 tuần sẽ hoàn tất xong 1 sàn. Dự án Green Star có chủ đầu tư là Tập Đoàn Geleximco - Công ty cổ phần Ngôi Sao An Bình cũng vượt tiến độ khi mà trong hợp đồng cam kết với khách hàng đến đầu tháng 10 sẽ xong thô tầng 5 nhưng hiện tại đã xây dựng đến tầng 8.
Ngoài việc vượt tiến độ xây dựng thì việc công khai về chất lượng, hồ sơ pháp lý cũng là điều khách hàng quan tâm. Khách hàng mua căn hộ hiện nay có thể xem giấy phép nộp thuế sử dụng đất, bản vẽ thiết kế được phê duyệt, giấy phép xây dựng... và các hồ sơ liên quan. Khác với thời kì sốt ảo trước kia, người mua nhà khi thanh toán gần hết tiền mới vỡ lẽ ra rằng chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước hoặc chưa xin giấy phép xây dựng.
Còn về việc công khai chất lượng xây dựng, điều mà trước đây "thượng đế" rất khó có thể biết nhưng nay mọi thứ đã được công khai như chất lượng bê tông, nguồn gốc vật liệu, tiến độ dự án... sẽ được gửi đến tận tay khách hàng cuỗi mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng căn hộ thuộc các dự án của ông Lê Thanh Thản không đảm bảo mặc dù mỗi đợt mở bán các dự án của đơn vị này đều tạo lên "cơn sốt". Ông Thản đã khẳng định: "Sẵn sàng mời tất cả khách hàng đến thực địa công trình để trực tiếp giám sát việc thi công".
"Sốt ảo" chỉ mang tính cục bộ
Trước những thông tin khả quan về giao dịch, các chuyên gia trong ngành đã đưa ra những nhận định khác nhau về thị trường. Nhiều ý kiến cho rằng, khi thị trường ổn định, người dân có tiền sẽ chọn bất động sản là kênh đầu tư ưa thích, từ đó thị trường lại xuất hiện "giá ảo" và "sốt ảo"
Trên thực tế, thời gian quan đã chứng kiến hàng loạt các dự án tạo nên "cơn sốt" như dự án nhà ở thu nhập thấp Bắc Cổ Nhuế - Chèm, hoặc các dự án chung cư thương mại của Công ty Xây dựng số 1 Lai Châu... Mỗi đợt mở bán của những dự án này đều có số lượng lớn khách hàng quan tâm và đặt mua, thậm chí còn có hiện tượng bán chênh lên tới vài trăm triệu đồng/căn. Thêm trường hợp nữa đó là khi cầu Nhật Tân thông xe thì giá nhà đất khu vực lân cận đều tăng lên 10-20% so với giai đoạn chưa có cầu.
Cơ sở hạ tầng hoàn thiện kéo theo giá nhà đất tăng cao |
Ông cho biết thêm: Giai đoạn nửa đầu năm 2014, tốc độ giao dịch trên toàn thị trường đã được cải thiện tạo ra những tín hiệu tốt về mặt thanh khoản. Tuy nhiên, qua thống kê cho thấy người mua nhà chủ yếu là những khách hàng có nhu cầu thật và mua để ở, lượng khách mua đầu tư, lướt sóng kiếm lời rất ít. Thêm vào đó, người dân đã cẩn trọng hơn nhiều trong quyết định của mình trong khi nguồn cung phong phú gấp nhiều lần cách đây 4,5 năm về trước.
Cùng quan điểm với ông Hà Quang, chuyên gia kinh tế T.D.L cũng cho rằng, tốc độ giao dịch trên thị trường bất động sản ở một vài phân khúc cũng đã cải thiện đáng kể, thị trường cũng đã "ấm lên" sau hàng loạt các sự kiện nổi bật và các chính sách nới lỏng. Tuy nhiên, lượng giao dịch vẫn chưa được như kỳ vọng, do vậy, để thị trường "sốt ảo" lại một lần nữa là điều rất khó xảy ra.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét