Chung cư giá rẻ Hà Nội | Chung cư mini đủ đồ 300tr/căn - Ở ngay

Xảy ra tranh chấp: Cư dân nên làm gì và gặp ai để đấu tranh?

Xảy ra tranh chấp: Cư dân nên làm gì và gặp ai để đấu tranh - Đây cũng chính là câu hỏi của đại đa số độc giả gửi đến các chuyên gia trong buổi tọa  đàm do báo BĐS tổ chức ngày 24/4 vừa qua.

Xảy ra tranh chấp: Cư dân nên làm gì và gặp ai để đấu tranh?
Xảy ra tranh chấp: Cư dân nên làm gì và gặp ai để đấu tranh?
Trả lời câu hỏi của cư dân trước việc xảy ra tranh chấp ở chung cư tại những dự án chưa bàn giao, quyền lợi của khách hàng được đảm bảo hay không? Khi xảy ra tranh chấp cư dân cần phải gặp ai và làm gì?... Luật sư Trương Thanh Đức Chủ tịch HĐTV Công ty luật Basico cho rằng: "Bản thân nhà ở liên quan đến dân chúng, an sinh xã hội thế nhưng cơ chế của Nhà nước chưa được chặt chẽ, nhiều CĐT không có uy tín vẫn được cấp phép xây dựng dẫn đến nhiều khách hàng phải chịu hậu quả".

Cũng theo ông Đức, khi xảy ra tranh chấp sẽ không có gì ràng buộc các bên, người dân thường gây sức ép lên chủ đầu tư bằng việc căng băng rôn - khẩu hiệu để phản đối, có cư dân còn kiên chủ đầu tư và công an vào cuộc điều tra, trường hợp này tốt nhất nên đề nghị thanh lý hợp đồng hoặc bán cắt lỗ được đồng nào hay đồng ấy.

Trao đổi về tình trạng tranh chấp chung cư xảy ra gần đây, ông Đức khẳng định đây không phải là vấn đề pháp lý mà là vấn đề xử lý tình huống và có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Chủ đầu tư chưa bán hết căn hộ thì cư dân hoàn toàn có thể đặt thẳng vấn đề với chủ đầu tư xem ai mất nhiều, ai mất ít, có thể chủ đầu tư sẽ chấp nhận bỏ ra vài tỉ đồng tiền bảo trì để có thế bán nốt số căn hộ còn lại.

Trường hợp 2: Khi số căn hộ đã bán hết rồi thì bên bất lợi chính là bên khách hàng, cư dân cần đấu tranh hết sức cân nhắc và cẩn trọng. Càng mâu thuẫn lớn thì căn hộ nhà bạn càng mất giá, môi trường sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Theo quan điểm của ông Đức - Chủ tịch hiệp hội Quản lý và bảo trì tòa nhà cho rằng: Việc tranh chấp xảy ra ở chung cư không phải là yếu tố chính quyết định đến giá trị căn hộ mặc dù không thể phủ nhận xảy ra tranh chấp ở chung cư sẽ khiến cho giá trị căn hộ giảm xuống. Giá trị căn hộ còn được quyết định bởi yếu tố quan trọng khác như vị trí, chất lượng và uy tín chủ đầu tư..."

Vì thế, đừng lo việc giá trị căn hộ bị giảm xuống mà cư dân không dám đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng.

Theo quan điểm của ông Sơn - Chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực BĐS cho biết: Khi xảy ra tranh chấp thì vai trò của Công ty quản lý lúc này là trung lập, đảm bảo an toàn, hoàn thành dịch vụ và bù đắp những gì đã mất của cả chủ đầu tư và cư dân khi xảy ra tranh chấp. Ban quan lý cần công tâm, khách quan, không thể đứng về bên này để chỉ trích bên kia được".

Cũng theo ông Sơn, ở các nước trong khu vực cũng xảy ra mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư nhưng họ giải quyết tốt hơn mình. Đơn cử như Hong Kong đều có những tương đồng như nước ta, dựa trên hệ thống Common Law của Anh, văn hóa thờ cúng, ăn uống cũng tương đồng với chúng ta. Nhưng ở bên nước họ ít xảy ra tranh chấp với lý do duy nhất là mọi thông tin đều công khai và minh bạch.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
DMCA.com Protection Status